Trung tâm TVPL và HTDN: Các vấn đề liên quan giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hiện nay, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng ngày càng nhiều. Với từng loại hợp đồng sẽ có nhiều có nhiều cách thức giải quyết khác nhau chính vì vậy viêc giải quyết tranh chấp hợp đồng ngày càng được đề cao.
Để giúp Doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn quy trình, các vấn đề liên quan khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang xin cung cấp tới quý khách hàng các vấn đề liên quan giải quyết tranh chấp hợp đồng như sau:
1. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng:
- Tranh chấp Hợp đồng được hiểu là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các bên tham gia quan hệ hợp đồng với nhau liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Tranh chấp hợp đồng có các đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng.
+ Khi tranh chấp phát sinh, sự thỏa thuận giữa các bên không còn tồn tại và thống nhất;
+ Chủ thể tranh chấp là chủ thể của hợp đồng được giao kết;
+ Tranh chấp hợp đồng luôn gắn với lợi ích giữa các bên tranh chấp;
+ Có sự vi phạm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ của một hoặc các bên, sự vi phạm này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại.
2. Các loại tranh chấp hợp đồng phổ biến hiện nay
- Tranh chấp liên quan đến các loại hợp đồng dân sự
- Tranh chấp liên quan đến các hợp đồng kinh doanh thương mại (hay còn gọi là hợp đồng kinh tế)
- Tranh chấp liên quan đến các hợp đồng lao đông
- Tranh chấp hợp liên quan đến hợp đồng tín dụng
- Tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
3. Phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng
Hiện nay có các phương thức giải quyết sau để giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng xảy xảy ra:
3.1. Phương thức giải quyết bằng Thương lượng, hòa giải
Khi ký kết hợp đồng các bên có quyền tự do định đoạt thì khi tranh chấp hợp đồng xảy ra các bên cũng vẫn có quyền tự định đoạt để giải quyết mâu thuẫn đó. Quyền tự do định đoạt khi giải quyết tranh chấp thể hiện qua việc các bên lựa chọn phương thức thương lượng, hòa giải.
+ Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng: Là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết mâu thuẫn.
+ Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải: Là việc các bên ngồi lại với nhau để bàn bạc, thỏa thuận hoặc có sự tham gia của bên thứ ba (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm phương pháp để giải quyết tranh chấp phát sinh.
3.2. Phương thức giải quyết bằng Trọng tài
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài được quy định tại Luật Trọng tại thương mại - Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị thi hành đối với các bên.
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài có các ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
* Thủ tục Trọng tài đơn giản, nhanh chóng, ít tốn thời gian, tiền bạc các bên.
* Quyết định của Trọng tài là quyết định chung thẩm nên có giá trị bắt buộc đối với các bên.
Nhược điểm:
* Tính cưỡng chế thi hành các quyết định của Trọng tài không cao vì Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp nhà nước.
* Sự thành công trong việc giải quyết bằng Trọng tài phụ thuộc vào thái độ và tinh thần hợp tác của các bên tranh chấp.
3.3. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án:
Giải quyết bằng Tòa án là việc khi tranh chấp hợp đồng phát sinh nếu các bên không tự thỏa thuận, hòa giải với nhau thì có thể nộp đơn ra Tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Ưu điểm:
* Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh nhà nước nên bản án quyết định của Tòa được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực thì cơ quan thi hành án là cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành bản án, quyết định đó.
* Giải quyết bằng tòa án có thể qua nhiều cấp xét xử vì thế đảm bảo bản án, quyết định đó được chính xác, công bằng, khách quan, đúng pháp luật.
*Tòa án mang quyền lực nhà nước nên có thẩm quyền nhất định trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình xét xử.
Nhược điểm:
* Tốn nhiều thời gian, công sức của các bên tham gia tố tụng.
* Nguyên tắc xét xử công khai sẽ làm cho các bên khó giữ uy tín của mình trong và sau quá trình xét xử.
4. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp Hợp đồng
* Tư vấn chiến lược giải quyết tranh chấp hợp đồng, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết tranh chấp hợp đồng sao cho có lợi nhất cho khách hàng.
* Soạn thảo công văn trả lời hoặc công văn yêu cầu đối tác của khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến nội dung tranh chấp hợp đồng.
* Tư vấn cho khách hàng về thủ tục, trình tự, hồ sơ khởi kiện vụ án ra tòa án hoặc trọng tài để giải quyết tranh chấp.
* Nhận làm đại diện theo uỷ quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại toà án hoặc trọng tài.
* Các dịch vụ khác liên quan đến tranh chấp hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng.
Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang có đội ngũ chuyên gia trong vấn đề pháp lý về hợp đồng; đủ khả năng để tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng cho khách hàng.
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm TVPT & HTDN Tuyên Quang - Số 04, Đường Lê Hồng Phong, Tổ 14, Phường Minh Xuân, Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, email: trungtamtuvanluattuyenquang@gmail.com
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7, từ 7h00-17h00
Lê Phương Thảo, cán bộ Trung tâm TVPL và HTDN tỉnh Tuyên Quang